Microsoft Surface luôn được biết đến với dòng laptop linh hoạt, nhỏ gọn, đem tới trải nghiệm thanh lịch cho người dùng. Một trong số đó là dòng Surface Pro – phiên bản thịnh hành nhất hiện nay của Microsoft. 

Mặc dù dòng Surface Pro đã ra đến phiên bản Pro 9, nhưng Surface Pro 8 vẫn để lại nhiều ấn tượng nhờ sự nâng cấp cả về thiết kế bên ngoài lẫn hiệu năng bên trong, biến nó trở thành phiên bản laptop 2 trong 1 đáng mua nhất trên thị trường. Đây có thể coi là một trong những nâng cấp chỉn chu nhất từ trước tới nay của Microsoft.

Cùng Mua Surface “đập hộp” Surface Pro 8 để tìm hiểu chi tiết chiếc laptop được đầu tư lớn này của Surface nhé!

Bài viết liên quan:

Đánh giá chi tiết Surface Pro 8

Thông số kỹ thuật

Màn hình 13 inch

Tấm nền LCD

Độ phân giải 2880×1920

Mật độ điểm ảnh 267 PPI

Tần số quét lên tới 120Hz (mặc định ở 60Hz).

Vi xử lý Quad-core 11th Gen Intel Core i5-1135G7

Quad-core 11th Gen Intel Core i7-1185G7

RAM 8GB, 16GB, 32GB (LPDDR4x)
SSD 128GB, 256GB (Wi-Fi, LTE)

512GB, 1TB (Wi-Fi)

Card đồ họa  Intel Iris Xe
Hệ điều hành Windows 11 Home
Camera 5.0MP camera trước (1080p full HD video)

10.0MP camera sau tự động lấy nét (1080p HD và 4k video)

Cổng kết nối 2 x USB-C cùng USB 4.0/Thunderbolt 4

1 x giắc tai nghe 3.5mm

1 x Cổng Surface Connect

1 x Surface Type Cover

Kích thước 11.3 inches x 8.2 inches x 0.37 inches (287mm x 208mm x 9.3mm)
Trọng lượng 891 g

Thiết kế – Ngoại hình

Có thể chắc chắn rằng, Surface Pro 8 là phiên bản Surface Pro được nâng cấp toàn diện nhất với sự thay đổi đáng kể ở thiết kế. Khung máy của Pro 8 có sự tinh chỉnh rõ rệt với các cạnh được bo tròn mềm mại hơn, không còn cảm giác góc cạnh, cứng nhắc như các phiên bản tiền nhiệm. Bên cạnh đó, viền bezel được được làm mỏng đi rất nhiều, khiến khung hình máy được rộng, thoáng hơn (ước tính màn hình lớn hơn 11% so với Surface Pro 7). 

Nhìn chung, Pro 8 vẫn duy trì tính linh hoạt, nhỏ gọn với kích thước 287mm x 208mm x 9.3mm. Bên cạnh đó, trọng lượng vô cùng nhẹ, chỉ rơi vào khoảng 891g, rất phù hợp cho tính chất công việc hay phải di chuyển thường xuyên.

Mặt ngoài của máy được làm bằng hợp kim cao cấp nhôm, cùng độ nhám tốt mang lại cảm giác cầm nắm vô cùng ôm tay và chắc chắn. Ngoài ra, đằng sau mặt lưng, hãng vẫn duy trì chân đế kickstand đặc trưng đã có từ phiên bản Surface Pro thuở sơ khai. Chân đế kickstand giúp máy có một góc mở tốt hơn để bạn có thể giải trí, học tập cũng như làm việc. Đặc biệt là chân đế có thể mở rộng lên tới 165 độ, do đó, khá phù hợp cho bạn nào muốn viết, vẽ trực tiếp lên màn hình. 

Nếu là người hay làm các tác vụ nặng thì chắc chắn bạn sẽ nghĩ tới việc tản nhiệt của máy. Pro 8 được Microsoft duy trì vị trí đặt tản nhiệt khá tối ưu, ở viền máy, giúp cho khả năng thoát nhiệt của máy được nhanh và tốt hơn so với vị trí ở dưới hay cạnh bàn phím. Microsoft đã sử dụng vật liệu dẫn được bằng carbon mới nhất, với việc sử dụng 1 buồng hơi, 3 ống dẫn nhiệt và 3 bộ truyền tải nhiệt bằng than chì, đưa Surface Pro 8 trở thành dòng sản phẩm có hệ thống làm mát tối ưu và tân tiến nhất. 

Với các chị em phụ nữ thì có lẽ sẽ chú yến màu sắc của dòng Surface Pro này. Pro 8 có tùy chọn màu sắc khá khiêm tốn: Graphite (Đen than chì) và Platinum (Bạch Kim). Tuy vậy, Mua Surface thấy rằng đây vẫn là hai màu hiện đại và rất được ưu chuộng, ít để lộ rõ dấu tay khi ra mồ hôi. Bên cạnh đó, bộ màu này cũng ít bị lỗi thời theo thời gian hơn so với các màu sắc khác. 

Cổng kết nối

Không ngoa khi nói Pro 8 có sự nâng cấp toàn diện. Đây chính là phiên bản Surface Pro đầu tiên có trang bị giao thức Thunderbolt. 

Thunderbolt là giao diện kết nối cáp được Intel phát triển với khả năng cung cấp băng thông cao, đảm bảo kết nối chất lượng giữa thiết bị và PC, đồng thời, mở rộng khả năng kết xuất ra các thiết bị bên ngoài.

Cạnh trái có nút điều chỉnh âm lượng và giắc cắm tai nghe 3.5mm. Cạnh phải là 2 cổng USB type C hỗ trợ giao thức Thunderbolt 4 và nút nguồn, phía dưới là 1 cổng Surface Connect từ tính đặc trưng của dòng Surface. Cạnh dưới là cổng kết nối phím Surface Keyboard. 

Mua Surface thấy số lượng cổng kết nối không quá ít, cũng không quá nhiều. Việc lần đầu có giao thức Thunderbolt giúp tốc độ truyền tải dữ liệu được cải thiện đáng kể và cho phép kết nối nhanh với GPU bên ngoài. 

Bàn phím và bút Surface 

Surface Pro 8 tương thích với với bàn phím Surface Pro Keyboard, có thiết kế tương tự như Surface Go Signature Type Cover nhưng sở hữu kích thước lớn hơn 28.9 x 22.1 x 0.5 cm. Bên cạnh đó, bàn phím này cũng có khe đặt và sạc bút Surface ở ở phía trên phím. 

Nếu bạn nhập liệu, làm việc với các tác vụ văn phòng, học tập cơ bản thì bàn phím này hoàn toàn có thể đáp ứng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, vì là laptop 2 trong 1 và hướng tới độ mỏng, nhỏ, gọn nên nếu như bạn phải xử lý tác vụ trong thời gian dài thì việc trang bị thêm một bàn phím cơ là điều cần thiết để trải nghiệm gõ được thoải mái, êm ái hơn. 

So với tổng thể của máy, trackpad có độ lớn vừa phải, vẫn cho khả năng vuốt, chạm mượt mà, không có độ trễ. Nhưng nếu form tay của bạn rộng thì touchpad này vẫn chưa thực sự đủ đã.  

Pro 8 tương thích với mọi phiên bản của bút Surface bao gồm Surface Pen, Surface Slim Pen và Surface Slim Pen 2. Điều “xin xò” nhất ở dòng máy này đó chính là khả năng phản hồi xúc giác trên màn hình chỉ khả dụng khi kết hợp Pro 8 với bút Slim Pen 2, đem đến trải nghiệm thao tác với bút được chân thực và sắc nét giống như sử dụng bút viết thông thường. 

Màn hình cảm ứng 120Hz

Như đã đề cập ở phần Ngoại hình, viền bezel của máy được làm mỏng hơn, dó đó, màn hình được mở rộng ra với kích thước 13 inches, tỷ lệ khung hình 3 : 2. Màn hình  cảm ứng đa điểm chạm, trang bị tấm nền IPS cho độ phân giải cao hơn 2880 x 1920, cùng với đó là mật độ điểm ảnh 267 PPI, độ sáng có thể đạt tối đa 450 nits.

Màn hình IPS hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị. Nếu bạn lo lắng việc không có trải nghiệm hình ảnh tốt nếu không ngồi trực diện thì màn hình IPS cung cấp góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, do đó, bất cứ góc độ nào cũng có trải nghiệm chất lượng hình ảnh tương tự. 

Ngoài ra, Màn hình của Pro 8 cũng được hỗ trợ Dolby Vision. Đây là công nghệ hình ảnh cao cấp của Dolby Laboratories, mang đến nội dung hình ảnh chất lượng với dải tương phản động mở rộng (HDR) và dải sắc màu hiển thị mở rộng.

Qua bài test thực tế, Mua Surface đo được các thông số hiển thị hình ảnh khá ấn tượng: 100% sRGB, 77.6% AdobeRGB và 78.2% DCI-P3. Nếu bạn là một designer thì có lẽ Pro 8 có thể là cánh tay trợ thủ đắc lực cho việc thiết kế đồ họa 2D, 3D hay kết xuất video nhờ chất lượng hiển thị hình ảnh vô cùng tốt. 

Một trong những “tinh hoa” của Pro 8 đó là tần số quét lên tới 120 Hz, cho khả năng vuốt chạm màn hình mượt mà, không có độ trễ. Đặc biệt, khi kết hợp với bút Surface Slim Pen 2, người dùng có thể viết, vẽ trực tiếp lên màn hình những nét bút chân thực nhờ công nghệ phản hồi xúc giác. Tuy nhiên, khi ở chế độ mặc định, tần số làm mới hình ảnh sẽ chỉ là 60Hz. 

Camera – Máy ảnh

Đây có lẽ là phần mà bạn nào hay phải họp hành hay học trực tuyến sẽ quan tâm. Surface Pro 8 được trang bị camera trước 5.0 MP, có thể quay video 1080p full HD. Mặc dù, vẫn là camera 5.0 MP giống với các phiên bản tiền nhiệm, nhưng nó vẫn sắc nét ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng. 

Bên cạnh đó, camera sau được hãng sử dụng là 10 MP tự động lấy nét, cho độ hiển thị hình ảnh 1080p HD và quay video chuẩn 4K. Do đó, người dùng có thể sử dụng Pro 8 như một chiếc máy ảnh để ghi lại bất cứ khoảnh khắc nào trong cuộc sống mà không sợ bị vỡ hay màu ảnh không chuẩn. 

Để người dùng có thể mở khóa tiện lợi, linh hoạt hơn, Pro 8 cũng đã chính thức được tích hợp thêm IR Camera cho phép đăng nhập vào Windows bằng nhận diện khuôn mặt Windows Hello. Tính năng này cho phép người dùng truy cập vào máy với tốc nhanh hơn nhiều so với gõ mật khẩu thủ công và độ chính xác cũng cao hơn. 

Âm thanh và Micro

Giống với phiên bản tiền nhiệm, Microsoft vẫn duy trì công nghệ Dual far-field Studio Mics trên Surface Pro 8 bởi công nghệ vẫn được giới doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng trong các cuộc họp trực tuyến. Đây là một giải pháp micro kép nhằm cải thiện độ rõ nét của âm thanh và giảm bớt tạp âm xung quanh khi nói. 

Microsoft cũng trang bị cho Pro 8 loa Stereo 2W. Việc kết hợp giữa khung máy lớn cùng hệ thống loa mạnh mẽ hơn giúp cho âm thanh phát ra từ Surface Pro 8 được sống động và rất phù hợp cho quá trình giải trí. Đặc biệt là giúp trải nghiệm âm thanh trên Pro 8 ở không gian rộng vẫn duy trì tốt và không loãng âm. 

Ngoài ra, nó cũng được ưu ái hỗ trợ thêm công nghệ âm thanh Dolby Atmos – hiệu ứng âm thanh vòm, giúp âm thanh có thể di chuyển từ gần như tất cả mọi hướng và đem tới cho bạn trải nghiệm âm thanh như ở rạp chiếu phim, buổi hòa nhạc dù bạn chỉ đang đeo tai nghe headphone. 

Cấu hình mạnh mẽ hơn nhưng đã đủ xuất sắc?

CPU

Microsoft Surface Pro 8 vẫn sử dụng con chip của Intel nhưng là phiên bản gen thế hệ 11: Intel Core i5-1135G7 & Intel Core i7-1185G7. Đây là CPU sở hữu 4 nhân 8 luồng giống với thế hệ trước cho hiệu suất đồ họa cao, cải thiện tuổi thọ pin đáng kể và xung nhịp cũng được nâng cao hơn so với thế hệ trước. Bên cạnh đó, hai dòng chip này được tích hợp thêm 4 lõi xử lý Willow Cove với công nghệ 10 nm SuperFin, giúp bộ xử lý nâng cấp hiệu suất lên gấp gần 3 lần mà công suất tiêu thụ điện năng vẫn không đổi. 

Ngoài ra, nhờ công nghệ Intel Turbo Boost, con chip Intel Tiger Lake nổi bật với xung nhịp cơ bản lên tới 3.0 Ghz và được ép xung lên đến 4.8 Ghz. Do đó, đảm bảo được làm việc đa nhiệm, đa tác vụ mượt mà từ các phần mềm văn phòng cơ bản cho đến xử lý đồ họa, kỹ thuật chuyên nghiệp. 

Hiệu suất CPU của Pro 8 chỉ xếp sau Apple M1
Hiệu suất CPU của Pro 8 chỉ xếp sau Apple M1

GPU 

Đáng tiếc, Surface Pro 8 vẫn không được trang bị card đồ họa rời, mà vẫn duy trì card đồ họa on-board Intel Iris Xe Graphics. Mặc dù GPU của dòng Tiger Lake có lợi thế hiệu suất vượt trội hơn so với thế hệ Ice Lake, nhưng nó vẫn chỉ phù hợp để thực hiện những công việc văn phòng, thiết kế đồ họa 2D hay chơi game nhẹ, còn với đồ họa nặng và game cấu hình cao thì vẫn chưa thực sự lý tưởng. 

Một số game bạn có thể tham khảo khi muốn giải trí trên Pro 8 bao gồm các dòng game indie nhẹ có sẵn trên Xbox Game Pass cho PC. Trên Surface Pro 8, hãng sẽ cho bạn dùng thử Xbox Game Pass Ultimate trong vòng 1 tháng. 

Surface Pro 8 đạt số điểm ấn tượng về GPU (theo 3DMark)
Surface Pro 8 đạt số điểm ấn tượng về GPU (theo 3DMark)

RAM

Pro 8 vẫn có các tùy chọn quen thuộc về bộ nhớ: 8GB, 16GB, 32GB. Đây là chuẩn LPDDR4x RAM, một phiên bản nâng cấp khá mạnh mẽ của LPDDR4. Loại RAM này cung cấp hiệu năng tốt hơn 30% trong khi điện năng lại được tiết kiệm hơn 10% so với phiên bản tiền nhiệm, hạn chế được tình trạng nóng máy. Đặc biệt là rất phù hợp với dòng laptop mỏng nhẹ như Surface Pro 8. 

Mua Surface khuyến khích bạn sử dụng RAM 16GB trở lên nếu đang có ý định thực hiện các tác vụ nặng trên máy. Ngoài ra, với những bạn làm các tác vụ văn phòng, học tập cơ bản mà muốn lưu trữ nhiều tài liệu thì RAM 16 GB là lý tưởng rồi nhé, hạn chế được hiện tượng giật lag nếu lưu trữ quá nhiều tài liệu. 

SSD có thể thay thế

Microsoft trang bị cho Surface Pro 8 ổ cứng SSD có thể thay thế, với 4 tùy chọn về dung lượng: 128 GB, 256 GB, 512 GB và 1 TB dành cho phiên bản Wi-fi, còn bản LTE sẽ chỉ có tùy chọn 128 và 256 GB. Phiên bản SSD ở đây vẫn là M.2 2230 với giao diện PCIe 3.0 X4, đem đến tốc độ truyền tải nhanh hơn nhiều lần so với ổ cứng thông thường, thêm vào đó, nó cũng được tinh chỉnh gọn đi về kích thước nên rất thích hợp để trang bị cho dòng laptop 2 trong 1 này. 

Nhờ bộ xử lý nhanh và PCIe-SSD, Surface Pro 8 thực sự là một người bạn đồng hành nhạy bén và thực hiện được khối lượng công việc phức tạp mà không có vấn đề gì với khả năng chuyển đổi. Ngoài ra, Mua Surface cũng không nhận thấy bất kỳ sự chậm trễ nào khi chúng tôi khởi chạy các ứng dụng.

Phía sau mặt lưng của Pro 8 có một bảng điều khiển nhỏ được giấu sau chân đế Kickstand. Tại đây, bạn có thể thay thế SSD trực tiếp cho máy. Do đó, theo Mua Surface, nên bạn không nhất thiết phải mua ngay một con máy có dung lượng ổ cứng lớn. Thay vào đó, bạn có thể mua một con máy có SSD vừa phải và sau một thời gian cần nâng cấp ổ cứng thì mới nên đi thay. Như thế sẽ tiết kiệm được chi phí lúc mới đầu mua. 

Hệ điều hành mới

Microsoft đã chính thức tích hợp luôn hệ điều hành Windows Home 11 vào Pro 8. Phiên bản này đem đến giao diện gọn gàng, tối giản và dễ sử dụng hơn, rút ngắn thời gian việc bạn phải làm quen với giao diện mới khi chuyển từ Windows 10 sang 11. 

Bên cạnh đó, thay đổi đem đến hài lòng nhất đó là xuất hiện tính năng Snap Layouts, cho phép người dùng có thể tùy chọn bố cục khi sử dụng nhiều tác vụ cùng một lúc.

Ngoài ra, Windows 11 cũng có một số tính năng chơi game được tích hợp thêm giúp việc chạy các trò chơi trên PC được mượt mà hơn. Win 11 hiện hỗ trợ Auto HDR giúp bảng điều khiển Xbox Series X và Xbox Series S nổi bật và sắc màu hơn.

Thời lượng pin khác với công bố

Theo công bố chính thức từ Microsoft, viên pin được trang bị có dung lượng lên tới 51.5 Wh, do đó, thời lượng pin của Pro 8 lên tới 16 giờ (đối với sử dụng thông thường). Trong bài test của Mua Surface khi sử dụng máy ở độ sáng 150 nits, kèm theo Wi-fi, máy chỉ chạy khoảng 7.5 giờ, và giảm còn 5 giờ nếu sử dụng ở độ sáng tối đa. Bên cạnh đó, nếu để tỷ lệ làm mới hình ảnh là 120 Hz thì pin sẽ giảm xuống chỉ còn hơn 6 giờ.

 

Tuy vậy, Mua Surface thấy rằng thời lượng đó là khá đủ cho một ngày làm việc, học tập đối với người dùng chỉ sử dụng các tác vụ cơ bản. Khuyến khích bạn đem theo sạc để có thể cung cấp lại năng lượng cho máy nếu cần. 

Giá bán mới nhất 

Surface Pro 8 được nâng cấp khá toàn diện, do vậy, nó khó có một mức giả rẻ. Với phiên bản Intel Core i5, RAM 8 GB và SSD 128 GB, mức giá của nó là rẻ nhất 1,099.99 đô la. Phiên bản cao cấp nhất và tốn xu nhất là Intel Core i7, RAM 32 GB cùng SSD 1TB (2,599.99 đô la). 

Nhận xét cá nhân

Ưu điểm Nhược điểm
  • Microsoft Surface Pro 8 mang kiểu dáng mềm mại, sang trọng và hiện đại. 
  • Mang đặc trưng là dòng laptop 2 trong 1, có thể sử dụng như một chiếc máy tính bảng gọn gàng, tiện lợi.
  • Kèm theo bàn phím có chỗ đặt và sạc bút Surface.
  • Có thể thay thế ổ cứng SSD tiện lợi
  • Hỗ trợ giao thức Thunderbolt 4, có thể kết xuất ra màn hình lớn hơn
  • Con chip tân tiến nhất hiện nay Intel thế hệ 11
  • Màn hình sắc nét, đem lại trải nghiệm chân thực với tần số quét lên đến 120 Hz
  • Không có sự cải thiện hiệu suất rõ rệt
  • Máy bị nóng hơn khi chạy tác vụ nặng
  • Không có đầu đọc thẻ nhớ SD-card
  • Thời lượng pin thực tế thấp hơn nhiều so với công bố

Tổng kết

Surface Pro 8 thực sự đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho dòng Surface Pro với những nâng cấp cả về ngoại hình lẫn hiệu năng: Màn hình bo góc mềm mại hơn, trang bị cổng type-C hỗ trợ giao thức Thunderbolt 4, màn hình có tần số quét lên đến 120Hz, chip được nâng cấp lên thế hệ Tiger Lake mới nhất. Mặc dù con chip có thể không phải là quá xuất sắc, nhưng Surface Pro 8 thực sự có thể cân được các công việc từ văn phòng tới các tác vụ chuyên nghiệp một cách trơn tru và mượt mà nhất. 

Nếu bạn vừa làm việc vừa giải trí thì đây chính là con máy dành cho bạn. Nếu như bạn muốn tập trung vào hiệu suất để chơi game thì có lẽ Surface Pro 8 chưa đủ mạnh để cân được các tựa game có cấu hình cao. Nhưng dù sao, Pro 8 vốn luôn hướng đến là một dòng laptop đa di năng, tiện lợi và gọn nhẹ nên không thể đòi hỏi một hiệu suất mạnh mẽ như laptop gaming được. 

Xem thêm tại muasurface.com Google News

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *